KKR Rót vốn vào công nghệ và bán lẻ

Labels:



Công ty quản lý quỹ đầu tư KKR của Mỹ cũng từng hiện diện rất sớm ở Việt Nam. Đây là một trong những công ty đầu tư lớn nhất thế giới với tổng giá trị tài sản quản lý lên đến 370 tỷ USD.

KKR trở thành cổ đông lớn của Masan Consumer - một công ty con của Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - từ năm 2011 với giá trị đầu tư ban đầu 159 triệu USD. Năm 2013, KKR tiếp tục rót thêm 200 triệu USD nâng tỷ lệ sở hữu lên 18,04%. Đến năm 2017, quỹ này rót tiếp 250 triệu USD vào Masan Group và Masan Nutri-Science (hiện đã đổi tên thành Masan MEATLife).

Hồi giữa năm 2021, theo tờ DealStreetAsia, Tập đoàn KKR rót khoảng 100 triệu USD vào Tổ chức Giáo dục EQuest của Việt Nam.

Trong lĩnh vực công nghệ, Tập đoàn FPT của ông Trương Gia Bình hồi năm 2017 đã có thỏa thuận hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chiến lược Synnex Technology International Corporation (Synnex) - tập đoàn lớn thứ 3 thế giới về phân phối sản phẩm công nghệ, viễn thông và linh kiện điện tử có trụ sở tại California, Mỹ.

Vào giữa năm 2015, ông lớn Mondelēz International của Mỹ đã chi gần 8.000 tỷ đồng để mua 80% cổ phần mảng bánh kẹo của Tập đoàn Kinh Đô (KDC). Mondelēz International được biết đến tập đoàn thức ăn nhẹ hàng đầu thế giới với doanh thu năm 2015 đạt gần 30 tỷ USD, có hơn 107.000 nhân viên trên toàn cầu. Nhà máy thông minh của Tập đoàn GE ở TP Hải Phòng (Ảnh Tạp chí Công Thương)

Về đầu tư trực tiếp FDI, trong vài năm gần đây, vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam tiếp tục xu hướng tăng lên. Trong năm 2022, Mỹ đầu tư vào Việt Nam khoảng 748 triệu USD, với 91 dự án cấp mới. Lũy kế tới nay vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD. Mỹ hiện xếp thứ 11 trong danh sách các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Hồi cuối tháng 3/2023, một phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn chưa từng có đã đến Việt Nam.

Tổng cộng có đại diện 52 công ty, tập đoàn Mỹ, trong đó có các hãng quốc phòng, dược phẩm, công nghệ… có mặt tại Việt Nam (như Boeing, Bell, UPS, Coca Cola…) để thảo luận về các cơ hội đầu tư và kinh doanh theo chương trình hằng năm do USABC tổ chức. Sự kiện diễn ra trùng với dịp Mỹ và Việt Nam kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác Toàn diện.

Nhiều tập đoàn quen thuộc đang hoạt động kinh doanh hoặc sản xuất tại Việt Nam và có kế hoạch mở rộng như Apple, Coca-Cola và PepsiCo, Netflix... SpaceX cũng đang tìm kiếm thị trường dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Các hãng Pfizer và Johnson & Johnson, nhà sản xuất thiết bị y tế Abbott, Công ty Tài chính Visa, Ngân hàng Citibank, các hãng công nghệ điện toán đám mây Meta và Amazon Web Services đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.

Gần đây, một số doanh nghiệp Mỹ cũng quan tâm tới thị trường năng lượng của Việt Nam. Tháng 3/2023, đại diện tập đoàn năng lượng hàng đầu của Mỹ AES cho biết, năng lượng tiếp tục là một lĩnh vực chiến lược quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam. Tiến bộ trong các dự án năng lượng quy mô lớn của AES và các công ty thành viên khác sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam.

Trước đó, vào cuối năm 2020, một tập đoàn Mỹ - GE có đề xuất với tỉnh Lạng Sơn đồng ý cho phép nghiên cứu khảo sát dự án Nhà máy Điện gió Chi Lăng tổng công suất dự kiến 165 MW và dự án Nhà máy Điện gió Ái Quốc tổng công suất dự kiến 253 MW với tổng đầu tư hơn 710 triệu USD.
Nguồn Tin Kinh Doanh

Cổ phiếu Vinamilk mới trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ ngoại tỷ USD VEIL vào cuối tháng 8 vừa qua.

Labels:


Theo báo cáo cập nhật mới nhất, cổ phiếu VNM của Vinamilk đã vươn lên trở thành khoản đầu tư lớn thứ 9 trong danh mục của Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) - quỹ ngoại lớn nhất do Dragon Capital quản lý.

Tại ngày 14/9, tổng giá trị tài sản ròng của VEIL lên đến hơn 1,9 tỷ USD. Ước tính khoản đầu tư vào Vinamilk của quỹ ngoại này có giá trị xấp xỉ 70 triệu USD (~1.670 tỷ đồng), tương ứng lượng nắm giữ vào khoảng 21 triệu cổ phiếu. Con số này tương đương 1% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của Vinamilk.


Top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL tại ngày 14/9

Thực tế, Vinamilk từng là một khoản đầu tư ưa thích của VEIL trong nhiều năm. Trong giai đoạn 2011-2013, cổ phiếu này từng chiếm tỷ trọng đến gần 30% NAV của quỹ. Tuy nhiên, quỹ ngoại này đã dần bán ra khi doanh nghiệp đầu ngành sữa gặp áp lực về tăng trưởng và một phần ảnh hưởng từ cuộc chạy đua mua cổ phần chi phối của Jardine Cycle & Carriage và F&N.

VEIL lần đầu đưa Vinamilk ra khỏi top 10 danh mục vào cuối năm 2018. Sau đó, cổ phiếu VNM thường xuyên “ra vào” danh sách này nhưng với tỷ trọng không lớn trước khi “lặn” hẳn từ đầu tháng 10/2020. Phải mất gần 3 năm, Vinamilk mới trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL vào cuối tháng 8 vừa qua.

Có thể thấy, VEIL đã mua gom một lượng lớn cổ phiếu VNM từ đầu năm đến nay. Thời điểm cuối năm 2022, quỹ ngoại này còn không nằm trong danh sách 20 cổ đông lớn nhất của Vinamilk. Điều này tương đương với việc VEIL thời điểm đó chỉ nắm chưa đến 8 triệu cổ phiếu VNM. Ước tính, quỹ tỷ USD do Dragon Capital quản lý đã mua ròng tối thiểu 13 triệu cổ phiếu VNM từ đầu năm, giá trị có thể lên đến cả nghìn tỷ đồng.


Danh sách 20 cổ đông lớn nhất của Vinamilk cuối năm 2022

Không loại trừ khả năng, VEIL mới trở lại gom VNM từ đầu tháng 7, cùng thời điểm khối ngoại đảo chiều mua ròng trên cổ phiếu này. Trong gần 3 tháng qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng trên Vinamilk. Con số này giúp thu hẹp giá trị bán ròng luỹ kế từ đầu năm đến nay xuống còn khoảng 400 tỷ đồng.





Động thái mua ròng của khối ngoại góp phần không nhỏ thúc đẩy cổ phiếu VNM hồi phục từ vùng đáy dài hạn hồi cuối tháng 6. Sau gần 3 tháng, cổ phiếu này đã tăng 27% qua đó leo lên mức cao nhất trong vòng 9 tháng trước khi điều chỉnh nhẹ. VNM hiện đang dừng ở mức 77.500 đồng/cp, tương ứng vốn hóa vào khoảng 162.000 tỷ đồng, tăng gần 29.500 tỷ (~1,2 tỷ USD) so với thời điểm 3 tháng trước.




Những động lực tăng trưởng mới

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng sự kiện tái định vị thương hiệu với việc thay đổi logo, mẫu mã sản phẩm, ứng dụng công nghệ vào trong tương tác với khách hàng cho thấy những nỗ lực trẻ hóa thương hiệu để hướng đến nhóm tiêu dùng trẻ, năng động. Các dự án số hóa nhằm ứng dụng công nghệ sẽ giúp Vinamilk có thể tiếp cận và hiểu được khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời, nhằm đưa ra các giải pháp giúp tăng hiệu suất hoạt động.

Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, Vinamilk tự tin sẽ giành lại được thị phần trong các quý sắp tới nhờ vào Chiến dịch tái định vị thương hiệu và thay đổi bao bì sản phẩm mới (công ty đã giành lại được thị phần trong tháng 6). Hiện tại, thị phần của ngành hàng Sữa nước đang đạt hơn 60%, Sữa chua khoảng 80%, Sữa đặc lớn hơn 80% và Sữa bột ở mức quanh 20%.

Bên cạnh hoạt động tái định vị thương hiệu, một yếu tố quan trọng được đánh giá có tác động lớn đến kết quả kinh doanh của Vinamilk là xu hướng giảm giá nguyên vật liệu đầu vào.

Giá bột sữa nguyên liệu giảm khoảng 25% so với năm ngoái, là mức thấp nhất 4 năm trở lại đây. Nguyên nhân do nhu cầu sữa ở trên thế giới đang suy yếu vì tốc độ lạm phát trong 24 tháng qua. Ngoài ra, Trung Quốc – nhà nhập khẩu sữa nguyên liệu chiếm 40% sản lượng nhập khẩu từ New Zealand (nhà xuất khẩu lớn nhất, chiếm 80% sữa bột nguyên kem toàn cầu) cũng giảm nhập khẩu, do nước này tự chủ hơn trong sản xuất sữa nguyên liệu.

Giá nguyên liệu đầu vào giảm giúp biên lợi nhuận gộp của Vinamilk có mức cải thiện lớn nhất kể từ đầu năm 2021. Biên lãi gộp trong quý 2/2023 đạt 40,5% (lũy kế 6 tháng năm 2023 đạt 39,7%), tương ứng với mức tăng 170 điểm cơ bản so với quý trước. Theo PHS, Vinamilk kỳ vọng xu hướng hồi phục của biên lợi nhuận gộp sẽ tiếp diễn trong các quý tiếp theo với mục tiêu quay trở về mức trước đại dịch Covid.

Tương tự, SSI Research trong một báo cáo gần đây, cũng kỳ vọng xu hướng giảm giá sữa bột nhập khẩu sẽ là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận ròng của Vinamilk thời gian tới. Bên cạnh đó, chiến lược chuyển đổi trung hạn của Vinamilk với nhận diện thương hiệu mới, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy doanh thu và bảo vệ thị phần. Trong năm 2024, SSI Research dự phóng tỷ suất lợi nhuận gộp của Vinamilk sẽ tăng từ 42,1% lên 43% để phản ánh xu hướng giảm của sữa bột nhập khẩu.




Về tiềm năng dài hạn, bà Trần Hương Mỹ - Giám đốc Nghiên cứu, Ngành Hàng tiêu dùng, Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) nhận thấy tiêu thụ sữa bình quân đầu người Việt Nam chỉ là 21kg/người, thấp hơn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Nhưng trong 5 – 10 năm tới, kỳ vọng Việt Nam có thể bắt kịp các nước từ việc tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người sẽ là động lực tăng trưởng ngành sữa.


Theo Hà Linh

VIB ra mắt ứng dụng ngân hàng số tích hợp Soft POS đầu tiên tại Việt Nam

Labels:

 

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa ra mắt VIB Checkout - ứng dụng ngân hàng số tích hợp công nghệ Soft POS đầu tiên trên thị trường, giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh quản lý tài chính thông minh và có thêm các giải pháp thanh toán toàn diện, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.







Công nghệ Soft POS vượt trội trên thị trường

Những năm gần đây, giao dịch thanh toán qua máy POS (thiết bị dùng cho phương thức thanh toán bằng thẻ) được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ, bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, ưa chuộng bởi tính thuận tiện cho người dùng và sự nhanh chóng trong việc kết nối thông tin từ doanh nghiệp đến ngân hàng. Tuy nhiên, việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thiết bị POS đang trở thành một thách thức rất lớn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tới quý II/2023, nhu cầu sử dụng máy POS trên thị trường là 1.2 triệu thiết bị.

Nắm bắt nhu cầu đồng thời thấu hiểu thách thức của thị trường, VIB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam ra mắt ứng dụng ngân hàng số VIB Checkout tích hợp công nghệ Soft POS (theo Guiness Vietnam), biến chính chiếc điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng VIB Checkout trở thành máy POS. Điều này giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh triển khai hình thức thanh toán quẹt thẻ cho khách hàng ngay trên điện thoại di động vào bất cứ lúc nào ở bất cứ đâu mà không cần thêm bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào khác. Hiện VIB Checkout đã chấp nhận thanh toán đối với dòng thẻ Visa và dự kiến sẽ tích hợp thanh toán các dòng thẻ khác trong thời gian tới.

Với VIB Checkout, chiếc điện thoại thông minh sẽ vừa là máy POS thuận tiện sử dụng thanh toán mọi lúc mọi nơi vừa là nền tảng để người dùng quản lý tài chính và thực hiện tất cả các giao dịch tài chính theo nhu cầu như 1 giải pháp thanh toán toàn diện.



Giải pháp thanh toán toàn diện

Chủ doanh nghiệp hay người làm kinh doanh luôn có nhu cầu giao dịch, thanh toán qua tài khoản ngân hàng thường xuyên và với tần suất lớn, từ chuyển tiền thuê địa điểm, thanh toán tiền hàng, thanh toán chi phí cố định, chuyển lương cho nhân viên... Ngân hàng số VIB Checkout đáp ứng đa dạng các hình thức chuyển khoản, thanh toán của chủ tài khoản với tính năng chuyển tiền đơn, chuyển tiền theo lô, chuyển tiền bằng mã QR.

Với tính năng chuyển tiền theo lô, chủ tài khoản có thể chuyển tiền cho danh sách từ file excel với mẫu chuẩn do VIB cung cấp, xác thực qua các bước và thực hiện chuyển khoản đồng loạt. Do đó, các giao dịch mang tính đồng bộ và có tần suất thường xuyên sẽ được thực hiện nhanh chóng, tiện lợi, giúp chủ tài khoản tiết kiệm thời gian và công sức.

Các tính năng khác như chuyển tiền qua mã QR, lưu danh bạ thụ hưởng, lưu mẫu chuyển tiền, chia sẻ giao dịch thành công… cũng được cài đặt nhằm giúp các giao dịch tài chính trở nên thuận tiện, nhanh chóng hơn, đáp ứng mọi nhu cầu dù là nhỏ nhất của khách hàng. Và đặc biệt, các giao dịch thanh toán, chuyển khoản qua VIB Checkout được miễn phí hoàn toàn, giúp chủ tài khoản tiết kiệm và tối ưu chi phí.

Quản lý tài chính thông minh

VIB Checkout cho phép chủ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh quản lý tài chính thông minh với tính năng quản lý tài khoản thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và khoản vay. Chủ tài khoản có thể tra cứu mã QR tài khoản, sao chép số tài khoản, xem lịch sử giao dịch, sao kê tài khoản và gởi giấy báo nợ/có qua email. Riêng với tiết kiệm và tiền gửi, người dùng có thể biết ngay số dư hiện có và thông tin chi tiết chỉ sau vài bước thực hiện. Thông tin khoản vay cũng được tích hợp trên ứng dụng này nhằm giúp chủ tài khoản thuận tiện hơn trong việc kiểm tra thông tin, khế ước nhận nợ, kỳ trả nợ tiếp theo, nợ quá hạn, lịch sử và chi tiết trả nợ.

Với tính năng quản lý giao dịch, chủ tài khoản có thể kiểm tra thông tin giao dịch, thực hiện duyệt/ hủy hoặc từ chối giao dịch tùy theo nhu cầu. Đặc biệt, VIB Checkout tích hợp tính năng phân quyền xử lý giao dịch giúp chủ tài khoản có thể tự thực hiện hoặc phân quyền cho nhân sự xử lý các giao dịch liên quan. Việc kiểm soát giao dịch của các tài khoản được phân quyền cũng được thực hiện dễ dàng thông qua ứng dụng nhờ đó đảm bảo việc quản lý tài chính được minh bạch, an toàn và hiệu quả.

Nhân dịp ra mắt VIB Checkout cùng gói tài khoản cho khách hàng kinh doanh, từ nay đến hết ngày 31/08/2023, VIB dành tặng ưu đãi hoàn tiền cho khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Theo đó, 230 khách hàng có ít nhất 10 giao dịch nhận tiền vào tài khoản với tổng giá trị giao dịch từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ nhận quà tặng trị giá 3,900,000 đồng/phần. Khách hàng đạt ít nhất 50 giao dịch nhận tiền sớm nhất vào tài khoản thanh toán mỗi tháng (mỗi giao dịch có giá trị từ 100,000 đồng trở lên) sẽ nhận quà tặng trị giá 680,000 đồng/phần. Tham khảo thông tin về VIB Checkout và tận hưởng các tiện ích, ưu đãi tại đây.



Danh sách khuyến nghị của VCBS

Labels:

 


Năm 2023, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đối diện với nhiều thách thức, trong đó đáng chú ý nhất dòng tiền đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán từ cả nhà đầu tư nội và ngoại đều hạn chế hơn. Vì vậy, VCBS tiếp tục cho rằng nhà đầu tư nên kỳ vọng mức lợi nhuận thấp hơn so với giai đoạn 2020-2021 và nên sẵn sàng chốt lời sau thời gian nắm giữ ngắn hơn để tận dụng những nhịp biến động ngắn hạn, tăng giảm đan xen của thị trường.
Trong bối cảnh đó, VCBS cho rằng một số nhóm ngành đáng chú ý trong thời gian tới có thể là:
1. Các cổ phiếu ngân hàng hiện vẫn là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất về thanh khoản cũng như vốn hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dù phần lớn các ngân hàng vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tương đối tích cực so với khối doanh nghiệp sản xuất trong nửa đầu năm 2023, sự phân hóa được kỳ vọng sẽ xuất hiện rõ nét hơn trong nửa sau năm 2023. VCBS cho rằng những ngân hàng duy trì được chất lượng dư nợ tín dụng tốt, bất chấp bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn chung, sẽ là những lựa chọn đầu tư có rủi ro thấp hơn nhưng vẫn đem lại mức lợi nhuận có thể chấp nhận được trong giai đoạn nửa cuối năm 2023.
2. Đối mặt với sự đảo chiều của chu kỳ ngành cũng như bối cảnh chung còn nhiều thách thức của nền kinh tế, nhóm doanh nghiệp bất động sản đã ghi nhận mặt bằng giá cổ phiếu được chiết khấu mạnh nhất trên thị trường chứng khoán kể từ vùng đỉnh 1.500 điểm của VN Index. Nhịp hồi phục của các cổ phiếu thuộc nhóm này trên thị trường chứng khoán kể từ đầu Q2.2023 nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục trong nửa cuối năm nay, phần nào phản ánh kỳ vọng của thị trường vào những động thái hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản nói chung từ phía Chính phủ.
3. Tiếp theo, cổ phiếu thuộc các ngành có tính chất “phòng thủ” với kết quả kinh doanh ít phụ thuộc hơn vào chu kỳ kinh tế so với các ngành khác nhiều khả năng cũng sẽ ít chịu tác động tiêu cực trong viễn cảnh các nền kinh tế lớn và cũng là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đối diện với nguy cơ suy thoái kinh tế trong năm 2023. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các cổ phiếu có đặc điểm như vậy thường thuộc nhóm vận tải, công nghệ thông tin & viễn thông và các ngành tiện ích như thủy điện, nhiệt điện, cấp nước,...
4. Cuối cùng, nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu với khung thời gian dài cho mục tiêu đầu tư tích sản có thể tìm kiếm cơ hội ở những cổ phiếu có dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh duy trì ổn định và có tỷ lệ trả cổ tức tiền mặt so với giá thị trường cổ phiếu cao hơn so với lãi suất tiết kiệm. Đây thường sẽ là các doanh nghiệp có yếu tố nhà nước và dùng một tỉ lệ lớn lợi nhuận sau thuế hàng năm để chi trả cổ tức băng tiền mặt.
Theo đó, VCBS đưa ra khuyến nghị cho những doanh nghiệp triển vọng trong các ngành như năng lượng, dệt may, dầu khí, xây dựng hạ tầng, khu công nghiệp.
 
  1. Vnindex


Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap (VCI) vừa ký kết hợp đồng tài trợ khoản vay trị giá 45 triệu USD (tương đương 1.062 tỷ đồng).

Labels:

 Khoản vay được Ngân hàng Shanghai Commercial and Savings Bank, Ltd. thu xếp thông qua chi nhánh Offshore Banking với lãi suất ngắn hạn dựa trên thị trường tiền tệ quốc tế.

Theo Vietcap, việc mở rộng khoản vay nước ngoài với nguồn vốn lớn và chi phí cạnh tranh sẽ giúp thêm nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty. 

"Phản hồi tích cực từ thị trường là minh chứng cho uy tín của Vietcap đối với các nhà đầu tư và được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề cho các giao dịch hợp vốn ở nước ngoài trong tương lai", thông báo của VCI cho biết.

Trước đó, Vietcap đã ghi nhận 4 vòng huy động vốn thành công vào tháng 10/2022, tháng 5/2022, tháng 11/2021 và tháng 5/2020.

Cụ thể, tháng 10/2022, công ty nhận 105 triệu USD, với Quyền chọn Greenshoe cho khoản vay lên đến 150 triệu USD, do Maybank Securities Pte. Ltd và O-Bank Co., Ltd, với tư cách là bên thu xếp và bên quản lý sổ đầu tư chính được ủy quyền, với Malayan Banking Berhad, Chi nhánh Singapore là một trong những bên cho vay.

Tháng 5/2022, công ty nhận 100 triệu USD do Ngân hàng Thương mại Quốc tế Mega (Megabank) thu xếp thông qua chi nhánh ngân hàng nước ngoài của ngân hàng này.

Tháng 11/2021, thêm 100 triệu USD với Quyền chọn Greenshoe cho khoản vay lên đến 150 triệu USD, từ một nhóm ngân hàng do Maybank Kim Eng Securities Pte Ltd (nay là Maybank Securities Pte Ltd) thu xếp, với Malayan Banking Berhad, Chi nhánh Singapore là một trong những bên cho vay.

Tháng 5/2020, công ty nhận thêm khoản vay hợp vốn không đảm bảo trị giá 40 triệu USD từ một nhóm ngân hàng do Ngân hàng Sinopac đứng đầu.

Vietcap kinh doanh ra sao?

Vietcap được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ 360 tỷ đồng. Đến năm 2017, cổ phiếu công ty chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.HCM. Vốn điều lệ đạt 1.200 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 3.020 tỷ đồng tính đến cuối năm 2017. Tính đến cuối năm 2020, vốn điều lệ đạt 1.656 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 4.521 tỷ đồng.

 Công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành, tự doanh, lưu lý chứng khoán, môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. Tại ngày 31/12/2022, vốn điều lệ của công ty là 4.355 tỷ đồng.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2023, công ty mảng môi giới ghi nhận doanh thu 90 tỷ đồng (giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái) và ghi nhận lỗ 2 tỷ đồng (so với mức lãi 102 tỷ đồng trong quý 1/2022). Công ty xếp thứ sáu tính theo thị phần môi giới trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong quý 1/2023, với thị phần môi giới đạt 5,13%.

Hoạt động giao dịch và thanh khoản thị trường tiếp tục giảm với giá trị giao dịch trung bình hàng ngày đạt khoản 482 triệu USD so với 598 triệu USD trong quý 4/2022, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động môi giới khách hàng cá nhân của Vietcap. Trong quý, mảng Mội giới Khách hàng Cá nhân ghi nhận mức lỗ 25 tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị mua ròng 295 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch của khối ngoại giảm trong quý 1/2023 đạt 6,3 tỷ USD từ 8,4 tỷ USD trong quý 4/2022. Do đó, mảng Môi giới Khách hàng Tổ chức của Vietcap đạt lợi nhuận trước thuế 23 tỷ đồng trong quý 1/ 2023, giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mảng Ngân hàng Đầu tư ghi nhận doanh thu 15 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1 tỷ đồng trong quý 1/2023. Mảng Ngân hàng Đầu tư của Vietcap đang trong quá trình thực hiện các thương vụ tư vấn. Doanh thu từ các thương vụ chưa hoàn thành này chưa được ghi nhận vào kết quả kinh doanh quý 1/2023.

Mảng Đầu tư ghi nhận doanh thu 205 tỷ đồng (giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 44 tỷ đồng (giảm 71% so với quý 1/2022). Trong quý, Vietcap thực hiện giao dịch môt số cổ phiếu như BSR, DCM, POW, PVS, và HDG.

Mảng Cho vay Ký quỹ ghi nhận doanh thu 193 tỷ đồng, giảm 8% so với quý 1/2022 và lợi nhuận trước thuế đạt 37 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dư nợ cho vay ký quỹ của Vietcap tại cuối tháng 3/2023 đạt 5.103 tỷ đồng, giảm 3% so với cuối năm 2022. Hoạt động của mảng Cho vay Ký quỹ vẫn duy trì ổn định bất chấp các điều kiện thị
trường biến động trong quý khi Vietcap vẫn theo đuổi chính sách thận trọng trong hoạt động cho vay ký quỹ. 

Lợi nhuận trước thuế Vietcap đạt 81 tỷ đồng, giảm 83% so với quý 1/2022 và hoàn thành 8% kế hoạch kinh doanh năm 2023. 

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong 12 tháng gần nhất của Vietcap đạt 7,9% trong quý 1/2023 (9,5% nếu loại trừ chênh lệch từ đánh giá lại tài sản theo giá thị trường được ghi
nhận trong Vốn chủ sở hữu).

Các khoản vay nợ của Vietcap đạt tổng cộng là 6.858 tỷ đồng vào cuối tháng 3/2022, đi ngang so với cuối năm 2022. Tất cả các khoản nợ đều là nợ ngắn hạn và chủ yếu được sử dụng để tài trợ
cho các hoạt động cho vay ký quỹ.

Vốn chủ sở hữu công ty tại cuối tháng 3/2023 đạt 6.868 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2022. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Vietcap đạt mức 99,9% tại cuối tháng 3/2023 so với 105,8% tại cuối năm 2022. Tổng tài sản của Vietcap đạt 14.917 tỷ đồng tại cuối tháng 3/2023, tăng 5% so với cuối năm 2022.

 - 

Khoinghiepkinhdoanh

Bức tranh lợi nhuận 'đa sắc' giữa các ngân hàng trong quý 2

 Các ngân hàng dẫn đầu tăng trưởng lợi nhuận là VCB, VIB, BID, STB..., tuy nhiên không ít nhà băng được dự báo sẽ ghi nhận mức lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ như ACB, TPB, TCB...

Những kết quả trái chiều

Chỉ vài ngày nữa, báo cáo tài chính quý 2 của các doanh nghiệp nói chung và các nhà băng nói riêng sẽ dần dần được hé lộ. Tuy nhiên, bức tranh kinh doanh ngành ngân hàng được cho là khó sáng trong bối cảnh hiện nay, khi mà lãi suất đứng trước áp lực giảm, nhu cầu vốn trong nền kinh tế đang khá yếu.

Theo ước tính của SSI Research, từ tính toán của 32 công ty trong phạm vi nghiên cứu, nhóm ngân hàng cho thấy sự đối chiều trong tăng trưởng lợi nhuận giữa các nhà băng. Với 11 mã ngân hàng trong rổ nghiên cứu của SSI, có tới 4 đơn vị, tương đương hơn 36% nhà băng kinh doanh kém tích cực hơn khi so với cùng kỳ.

Các ngân hàng dẫn đầu tăng trưởng lợi nhuận bao gồm: BID, CTG, HDB, STB, VCB và VIB. Đứng đầu là STB với dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ 53-76% so với cùng kỳ đạt 2-2,3 ngàn tỷ đồng, hoàn thành 46-50% kế hoạch, tăng trưởng tín dụng đạt 5% so với đầu năm. 



Tiếp đó là VCB với ước tính lợi nhuận trước thuế tăng 38% so với cùng kỳ, đạt khoảng 10-10,3 ngàn tỷ đồng so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 3% so với đầu năm, tăng trưởng huy động duy trì ổn định khoảng 6% so với đầu năm, cùng đó chất lượng tài sản ổn định.

Các ngân hàng còn lại, BID được dự báo lợi nhuận trước thuế tăng 7% so với cùng kỳ 2022, CYG khoảng 7-13% hay HDB từ 1-12%.

Ở chiều ngược lại, nhiều nhà băng khá khó khăn khi ước tính lợi nhuận trước thuế giảm so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể, ACB giảm từ 4-10%, đạt 4,4-4,7 ngàn tỷ đồng; TCB giảm khoảng 20% đạt 5,5-5,8 ngàn tỷ đồng;TPB giảm khoảng 21-25% vơi 1,6-1,7 ngàn tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch đề ra. 

Sự phân hoá về lợi nhuận là điều khó tránh khỏi khi những nhà băng có chất lượng tài sản tốt, tăng trưởng tín dụng ổn định, nợ xấu được kiểm soát tốt luôn chiếm ưu thế.

Kỳ vọng giai đoạn cuối năm

Với mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế, quý 2, Chính phủ đã có nhiều quyết sách mới kích thích tăng trưởng, trong đó phải nói đến động thái liên tiếp giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Quý 2 là thời điểm các chính sách lãi suất bắt đầu được thực hiện mạnh mẽ, lãi suất huy động giảm dần trên nền lãi suất cho vay giảm tương đối ít, nên đây cũng là nguyên nhân hỗ trợ cho các ngân hàng trong quý 2.

Dù vậy, CASA lại có xu hướng giảm, thu hẹp NIM càng rõ ở nhóm ngân hàng quy mô nhỏ, cùng đó là áp lực nợ xấu, áp lực trích lập dự phòng hay rủi ro với cho vay bất động sản, trái phiếu... đã làm khó hơn cho các tổ chức tín dụng.

Bước sang hai quý cuối năm, ngành ngân hàng được nhận định sẽ tích cực hơn. Đó là khi các chính sách của Chính phủ dần được ngấm vào nền kinh tế. Áp lực vĩ mô từ bên ngoài và bên trong được giảm bớt.

Đặc biệt, mới đây nhất, NHNN vừa quyết định nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng từ 11% (đặt ra vào tháng 3/2023) lên 14%, càng cho thấy quyết tâm của nhà điều hành trong mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống kỳ vọng sẽ được tăng lên so với dự báo trước đây.

Nói về thế mạnh ngành ngân hàng hai quý cuối năm, VNDirect đưa ra ba luận điểm: Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng sẽ phục hồi nhờ lãi suất điều hành cắt giảm và chính sách tài khóa mở rộng; thứ hai, thuế VAT giảm kích cầu tiêu dùng, từ đó kích cầu tín dụng và thứ 3, Thông tư 02 hỗ trợ giảm áp lực dự phòng cho các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng mạnh.

"Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2023 nhờ chính sách tiền tệ mở rộng và các hỗ trợ từ chính sách tài khóa. Trong kịch bản này, ngành ngân hàng sẽ thể hiện rõ nhất sự phục hồi của nền kinh tế", các chuyên gia nhận định.


Cổ phiếu ngành ngân hàng đã trải qua 1 tháng giao dịch đầy khởi sắc với thị giá và thanh khoản đều tăng đáng kể.

Labels:

 Kết thúc phiên 30/06/2023, chỉ số VN-Index tiến lên mức 1,120.18 điểm, tăng 45.01 điểm so với cuối tháng 5. Chỉ số ngành ngân hàng vào cuối phiên 30/06 cũng tăng 28.09 điểm so với cuối phiên 31/05, lên mức 594.8 điểm.



Vốn hóa tăng đến 104,137 tỷ đồng

Trong tháng 06, giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng tăng 104,137 tỷ đồng, lên mức gần 1.72 triệu tỷ đồng (tính đến 30/06/2023), tỷ lệ tăng tương đương 6% so với mức 1.61 triệu tỷ đồng của phiên cuối tháng 5.

Ba ông lớn ngân hàng “gốc” Nhà nước ghi nhận mức tăng vốn hóa khiêm tốn với Vietcombank (VCB) và VietinBank (CTG) lần lượt tăng 6% và 5%, còn BIDV (BID) lùi nhẹ 1% vốn hóa.

Trong khi đó, vốn hóa của nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân có sự phân hóa mạnh nhưng xu hướng tăng là chủ yếu.

Cụ thể, với mức tăng 39%, cổ phiếu TPB trở thành ngân hàng có vốn hóa tăng mạnh nhất trong tháng qua, từ 28,423 tỷ đồng lên mức 39,629 tỷ đồng. Tuy nhiên, động lực thúc đẩy vốn hóa TPB tăng không do  thị giá mà là khối lượng cổ phiếu lưu hành tăng gần 620 triệu cp trong tháng qua, tương đương tỷ lệ tăng gần 39% sau khi nhà băng này hoàn tất phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu.

Các ngân hàng còn lại có thị giá tăng đẩy vốn hóa tăng theo là KLB (tăng 19%),  NAB (tăng 16%), MBB (tăng 11%) và VIB (tăng 10%).

Ở chiều ngược lại,  cổ phiếu VAB  có thị giá giảm mạnh nhất trong tháng 6, với mức giảm 4% kéo theo vốn hóa giảm tương ứng.

Nhìn chung, cổ phiếu dòng “bank” có diễn biến tích cực trong tháng qua nhờ chất xúc tác từ câu chuyện ngân hàng phát hành cổ phiếu để tiếp tục tăng vốn.  Như Nam A Bank (NAB) có kế hoạch phát hành gần 212 triệu cp thưởng cổ đông với tỷ lệ 25%. MBB sẽ trả cổ tức tiền mặt 5%. VIB dự kiến phát hành gần 422 triệu cp thưởng, tỷ lệ thực hiện quyền là 20%.

Nguồn: VietstockFinance




Thanh khoản gia tăng


Tháng 6 này có hơn 176 triệu cp ngân hàng được chuyển giao mỗi ngày, tăng 26% so với tháng 5, tương đương tăng 36.43 triệu cp/ngày. Giá trị giao dịch tăng 31%, đạt hơn 3,619 tỷ đồng/ngày.

NVB (NCB) là cổ phiếu có thanh khoản tăng mạnh nhất trong tháng qua, với 374,303 cp được chuyển giao mỗi ngày, gấp 3.3 lần so với tháng trước. Các ngân hàng cũng có thanh khoản tăng mạnh là SGB (gấp 2.3 lần), BVB (gấp 2.1 lần), VPB(tăng 92%), MBB (tăng 81%) và CTG (tăng 80%).



Ở chiều ngược lại, VBB có thanh khoản giảm mạnh nhất trong tháng qua, chỉ còn 19,898 cp/ngày, giảm 79% so với tháng trước.

Tháng này, thanh khoản cổ phiếu SHB tiếp tục dẫn đầu với hơn 27  triệu cp được giao dịch khớp lệnh mỗi ngày và gần 3 triệu cp/ngày được “sang tay”, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 30 triệu cp, tăng 17% so với tháng trước.

SGB tiếp tục là nhà băng có thanh khoản thấp nhất chỉ với 9,951 cp được giao dịch mỗi ngày, giá trị chỉ gần 139 triệu đồng/ngày.

Khang Di 

vnindex